Hoa Giấy được biết đến là một trong những loại cây trồng ban công, cổng nhà vô cùng quen thuộc. Cây có vẻ ngoài nhẹ nhàng, mộc mạc. Không chỉ có tác dụng trang trí, cây Hoa Giấy còn mang đến cho gia đình những ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.
Được trồng và nhân giống ở nhiều nơi, tuy nhiên không phải ai cũng nắm vững những kiến thức cơ bản để chăm sóc được một cây Hoa Giấy đẹp. Bài chia sẻ dưới đây của Cây Xinh sẽ giúp người yêu thích loại cây này những kỹ thuật trồng hữu ích.
Cây Hoa Giấy còn có tên gọi khác là cây bông giấy, cây móc diều. Hình ảnh những giàn Hoa Giấy trang trí tại cổng hay hiên nhà từ lâu đã trở nên hết sức quen thuộc với người dân Việt Nam. Tên gọi Hoa Giấy bắt nguồn từ chính vẻ ngoài mỏng manh của lá và những cánh hoa trông giống những tờ giấy nhỏ nhắn, xinh xắn của nó.
Hoa Giấy có tên khoa học là Bougainvillea spectabilis, là một chi thực vật thuộc họ thực vật Nyctaginaceae. Đây là họ thực vật dạng leo có gai, có hoa. Có thể mọc cao từ 1-12m. Hoa Giấy có nguồn gốc từ Brazil (Nam Châu Mỹ), hay miền Trung Nam Mỹ, những nơi có khí hậu nhiệt đới. Tại Việt Nam, những giàn Hoa Giấy leo đã xuất hiện từ lâu, cây dễ trồng và cũng rất dễ chăm sóc.
Vốn thuộc cây leo nhưng Hoa Giấy cũng có thân gỗ lớn, cành nhiều nhánh, vươn dài. Lá cây có màu xanh, mọc dạng phiến hình trái xoan, hay thuôn dài ở đỉnh, tròn ở gốc. Hoa của loại cây này do lá bắc màu làm thành, hoa có nhiều màu sắc khác nhau, xếp 3 chiếc 1 trên 1 chùm ngắn. Các lá bắc bọc lấy hoa hình ống dài phía trong, màu tía và có lông dày ở phía ngoài, màu vàng nhạt phía trong. Quả cây Hoa Giấy bế tròn, cụt ở ngọn. Hạt có màu nâu hung bóng, hiếm thấy.
Tuy chỉ là một loại cây cảnh thông thường, nhưng không vì thế mà chúng ta có thể phủ nhận đi những ý nghĩa độc đáo của Hoa Giấy. Bên cạnh những loại cây trang trí khác như: Hoa hồng leo, hoa Sử Quân Tử, hoa Dừa Cạn, hoa Mười Giờ Mỹ, hoa Triệu Chuông, cây Hoa Giun, cây Dạ Yến Thảo… thì trồng Hoa Giấy trong chậu hoặc ở ban công để làm cây leo trang trí cũng được nhiều gia đình đặc biệt yêu thích. Không chỉ đẹp, cây còn mang những ý nghĩa tượng trưng cho phong thủy không phải ai cũng biết.
Hoa Giấy với vẻ ngoài mỏng manh, nhưng thân cây lại mạnh mẽ, gai góc. Đây là biểu tượng cho sự kiên cường, ngoài yếu nhưng trong mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ ngoài gai góc, cứng cỏi, Hoa Giấy cũng có lúc dịu dàng, nhẹ nhàng vươn mình lên đón ánh nắng dịu nhẹ.
Hoa Giấy còn là biểu tượng của một tình yêu đơn giản, mộc mạc, đơn sơ. Theo quan niệm của ông cha ta, trồng Hoa Giấy còn giúp tình cảm gia đình luôn bền chặt, êm ấm. Những bông cánh Hoa Giấy khăn khít vào nhau như anh em trong một nhà gắn bó bền chặt với nhau. Đặc biệt, theo quan niệm của ông cha ta, Hoa Giấy leo trước nhà còn có thể xua đuổi tà ma, mang đến không gian bình yên, thư thái.
Nhiều người thường chỉ biết đến cái tên cây Hoa Giấy, mà không hề biết được loài cây này có rất nhiều loại khác nhau. Thông thường, chúng ta sẽ dựa vào màu sắc để phân biệt. Chẳng hạn: Hoa Giấy đỏ, Hoa Giấy màu vàng, Hoa Giấy tím, Hoa Giấy ngũ sắc… Đây là những loại Hoa Giấy được đặt tên dựa vào màu sắc hoa. Trong đó, Hoa Giấy Ngũ Sắc, hay còn gọi là Hoa Giấy 5 màu khá hiếm gặp. Phổ biến nhất hiện nay vẫn là các loại Hoa Giấy đơn sắc: trắng, đỏ, vàng, tím…
Ngoài ra, Hoa Giấy Cẩm Thạch và Hoa Giấy Thái cũng khá phổ biến. Hoa Giấy Cẩm Thạch có lá trắng xanh, đặc biệt cây nở ra rất nhiều bông. Cây Hoa Giấy Thái Lan có cánh nhỏ, hoa đỏ rực và hoa khá lâu rụng. Loại cây này rất dễ trồng, có thể giâm cành hoặc chiết cành.
Trên thực tế, cây Hoa Giấy không yêu cầu quá nhiều kỹ thuật khi gieo trồng. Bạn có thể thử nghiệm việc trồng loại hoa này bằng cả 2 cách, đó là gieo hạt hoặc giâm cành. Hoa Giấy cũng không khắt khe về cách chăm sóc. Tuy nhiên, tùy thuộc vào khu vực trồng, cũng như giống Hoa Giấy mà sẽ có những cách chăm bón khác nhau. Đơn giản như, trồng Hoa Giấy trong chậu sẽ khác với trồng giàn Hoa Giấy trước cổng.
Để Hoa Giấy phát triển tốt, nở hoa đúng thời gian, cần lưu ý những điều sau: