Sự xuất hiện của Đại Tứ Lan tại không gian làm việc ngày càng nhiều, nhưng có phải ai cũng trồng được loại cây này hay không. Thực tế, Cây Đại Tứ Lan đem tới may mắn và tài lộc tốt cho gia chủ cũng như công việc kinh doanh.
Đại Tứ Lan có tên gọi khác là cây Đại Từ Lan; tên khoa học là Dracaena Sanderiana Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Phi,. Ngày nay, cây được nhân giống rộng rãi ở Việt Nam và được mọi người rất ưa chuộng.
Đại Tứ lan có lá hình giáo, mọc tập trung ở đỉnh thân, viền lá có màu xanh nhạt hơn cùng những vệt màu sáng trắng hoặc vàng nhạt, ở giữa lá là màu xanh đậm đặc trưng tạo nên vẻ đẹp rất đặc biệt và thu hút. Hơn nữa, phiến lá rất mềm và căng bóng. Loài cây này rất ít khi ra hoa nhưng một khi ra hoa lại rất thơm và đẹp, thường hoa Đại Tứ lan có màu đỏ trắng bắt mắt.
Cây Đại Tứ Lan
Lá của Cây Đại Tứ Lan
Trong phong thuỷ, ý nghĩa Đại Tứ Lan đem lại may mắn, mang tới điềm lành và cát lợi như ý. Cây là biểu tượng cho sự tài lộc, những điều tốt đẹp trong cuộc sống và hoá giải những điềm xấu. Nhờ thế mà, cây được sử dụng như món quà giàu ý nghĩa để tặng cho nhau; thay lời chúc bình an, sức khoẻ và sự phồn vinh cho người được tặng.
Cây Đại Tứ Lan có ý nghĩa phong thủy sâu sắc
Đại Tứ Lan nên đặt ở vị trí thoáng mát như là: trên bàn lớn, kệ phòng khách, kệ phòng ngủ, hay là chân cầu thang. Đặt cây ở vách ngăn giữa bàn làm việc tại các công ty cũng hợp lý, giúp thu hút nhiều tài lộc; bởi vì đây là cây cảnh văn phòng khá phổ biến…
Nên đặt Cây Đại Tứ Lan ở vị trí thoáng mát
Các nhà nghiên cứu khoa học nhận định, việc sử dụng cây xanh ở trong nhà sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như là cải thiện tâm trạng rất tốt. Đại Tứ Lan cũng có khả năng hấp thụ các khí độc; điển hình như benzen và các bụi bẩn trong không khí. Trong quá trình quang hợp, cây sẽ hấp thu và xử lý những loại độc tố đó và nhả khí oxy. Cây giúp làm sạch không khí trong phòng và phòng cũng trở nên thông thoáng, sạch sẽ hơn.
Cây Đại Tứ Lan có khả năng lọc không khí
Hơn thế, cây còn có khả năng điều hoà ánh sáng tốt, đặc biệt là đối với không gian có điều kiện ánh sáng kém. Ở văn phòng làm việc, Đại Tứ lan có khả năng hấp thu các loại bức xạ do máy tính hay đồ điện tử phát ra; mang lại không gian thoáng mát, tăng hiệu suất lao động đáng kể.
Đất trồng là loại đất tơi xốp và không có mầm bệnh
Cách trồng như sau:
Cho một lớp đất xuống dưới chậu. Sau đó, đặt cây vào chậu để cây được thẳng đứng với thân và gốc cân với chậu, cuối cùng phủ đất lên. Bạn lưu ý tưới nước sau khi trồng cây nhé.
Nên tưới nước cho cây thường xuyên cách 2 ngày tưới một lần với lượng vừa phải. Bạn không tưới nước quá nhiều, sẽ gây ra ngập úng, thối rễ, làm cây dễ chết.
Nên tưới Cây Đại Tứ Lan với lượng nước vừa phải
Nên để cây ở nơi có ánh sáng tốt; để cây thực hiện quá trình quang hợp. Nhờ vậy mà lá cây mới giữ được màu xanh và phát triển tốt.
Bạn có thể tham khảo một số loại phân bón sau để bón cho cây là: phân lá Đầu Trâu, phân Đức Nitrophoska. Lưu ý, mỗi tháng chỉ nên bón một lần với lượng vừa đủ thôi nhé.
Đại Tứ Lan hay mắc một số bệnh như: cháy đầu lá và bệnh đốm nâu.
Cần kiểm tra thường xuyên cây đại tứ lan để phát hiện và xử lý sâu bệnh kịp thời
Bệnh cháy đầu lá do cây tiếp xúc với mức độ ánh sáng mạnh trong dài ngày; hoặc là để trong môi trường bóng râm ở khoảng thời gian dài.
Bệnh đốm nâu: lúc đầu chỉ là những vết đốm nhỏ trên tàu lá; tuy nhiên, dần dần loang ra thành vết đốm nâu; nặng hơn thì lá gần như bị cháy. Bệnh thường xuất hiện thời điểm nắng mưa thất thường hoặc là giai đoạn chuyển mùa bệnh do nấm Pestalotia palmarum gây ra.
Phòng và trừ bệnh bằng cách cắt lá hỏng và làm sạch gốc. Ngoài ra, bạn có thể phun thuốc Ridomil MZ giúp trừ và phòng bệnh cho cây.
Cây Đại Tứ Lan trang trí hành lang