Cây hoàn kiếm không chỉ có giá trị kinh tế mà còn mang lại nhiều lợi ích cho con người và thiên nhiên. Với tán lá đỏ độc đáo và rực rỡ, cây hoàn kiếm thường được chọn để trang trí cảnh quan và trang trí nội thất.
Cây hoàn kiếm còn được nhắc đến với cái tên: cây phất dụ kiếm. cây huyết dụ kiếm, cây huyết dụ mảnh... Cây có họ Dracaenaceae và có tên khoa học la Dracaena colorama. Cây hoàn kiếm có nguồn gốc từ Madagascar, được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Hoàn kiếm là loài thực vật thường xanh với thân thẳng, dài và có nhiều nốt sần do lá rụng để lại. Thân cây thường không có nhánh khi còn non, phân nhánh khi trưởng thành tạo hình dáng lan rộng.
Thân Cây Hoàn Kiếm
Cây hoàn kiếm có thân khi còn non thường không có nhánh mà khi trưởng thành phân nhánh lan rộng. Huyết dụ kiếm không có cuống lá mà lá gắn liền với thân. Lá cây phất dụ kiếm mảnh, dài, hẹp và đầu nhọn, màu lá là sự kết hợp của màu xanh có sọc đỏ hồng bên lề, gân lá với 2 bên gân giữa.
Lá Cây Hoàn Kiếm
Hoa phất dụ kiếm nhỏ, mọc ở đỉnh thân và có hương rất thơm. Sau khi hoa tàn, ra quả màu vàng cam, thuộc dạng quả mọng. Tuy nhiên, phất dụ kiếm có hoa và quả rất ít khi xuất hiện.
Cây hoàn kiếm được coi như sự thể hiện của ý chí kiên cường, bất khuất, mạnh mẽ vươn lên khó khăn. Trong phong thủy, người ta còn cho rằng, trồng cây phất dụ kiếm trong nhà, quanh nhà hoặc sân vườn nhà sẽ giúp đem lại cho gia chủ nhiều may mắn và tài lộc hơn. Trồng cây phất dụ kiếm còn giúp tạo điều kiện cho đường công danh thuận lợi, sự nghiệp mở rộng, thăng tiến hơn.
Cây Hoàn Kiếm mang nhiều ý nghĩa phong thủy sâu sắc
Với màu lá đặc biệt, cây giúp tô điểm cho sân vườn giữa mảng xanh nhằm tạo điểm nhấn. Vì lá cây mềm, màu đỏ hồng nên sẽ nổi bật giữa các cây xanh khác. Nó còn được sử dụng làm cây trồng hàng rào giúp tạo nên sự độc đáo cho khuôn viên ngôi nhà của bạn.
Cây Hoàn Kiếm được trông để tạo cảnh quan
Rễ, thân, lá và quả của cây hoàn kiếm đều có tác dụng trong y học. Theo các nhà khoa học, cây hoàn kiếm có chứa nhiều thành phần hữu cơ khác nhau như saponin, tannin, flavonoid và calanolide.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây hoàn kiếm có tác dụng làm giảm đau, kháng viêm, làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ, chống lại các vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa ung thư. Đặc biệt, cây hoàn kiếm còn được sử dụng để trị các bệnh lý về da như trị mụn, trị nấm da, trị ghẻ.
Cây Hoàn Kiếm có khả năng thanh lọc không khí
Cây giúp thanh lọc không khí, có khả năng loại trừ một số độc tố gây hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người... Bên cạnh đó, cây còn có khả năng hấp thụ được điền từ phát ra từ các thiết bị điện tử trong nhà. Trồng huyết dụ kiếm giúp không khí thêm trong lành, tạo cảm giác thoải mái thư giãn sau giờ làm việc căng thẳng.
Cây Hoàn Kiếm ưa đất tơi xốp
Tương tự như nhiều loài cây khác, cây hoàn kiếm ưa đất tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cây khi thay chậu cũng cần thay luôn đất mới cho cây, điều này giúp loại bỏ những mầm bệnh gây hại cho cây. Theo những kinh nghiệm được chia sẻ, bạn nên thay chậu 2 năm 1 lần cho cây và thời gian thích hợp nhất là vào mùa xuân.
Cây hoàn kiếm là loài cây yêu cầu lượng nước ở mức trung bình. Tuy nhiên, vào mùa hè hoặc khi cảm thấy đất trồng quá khô, người trồng cần tăng cường bổ sung lượng nước nhưng cũng ở mức vừa đủ, tránh tưới quá nhiều dẫn đến cây bị ngập úng, thối rễ. Nếu cây bị ngập úng cần thay đất ngay cho cây.
Cây Hoàn Kiếm yêu cầu lượng nước trung bình
Đây là loại cây ưa sáng, vì vậy để cây được quang hợp và có màu sắc đẹp nhất thì nên đặt cây ở những nơi đảm bảo đủ ánh sáng. Khi cây bị thiếu sáng, lá cây sẽ bị nhạt màu dần, dễ rụng và có thể còn dẫn đến chết cây. Tuy nhiên, khi ở nơi ánh nắng gắt quá lâu và hấp thụ nhiều ánh sáng quá cũng không tốt, cây có thể dẫn đến tình trạng xuất hiện các vết đốm từ việc cháy lá. Bởi thế, vị trí thích hợp nhất và tốt nhất là những nơi chịu ánh sáng gián tiếp.
Để có màu sắc đẹp, bạn nên cung cấp đủ ánh sáng cho cây hoàn kiếm
Khi trồng cây hoàn kiếm, bạn có thể sử dụng giống cây hoàn kiếm hoặc cắt nhánh của cây để trồng. Bạn nên đào hố để trồng cây với kích thước lớn hơn so với chậu, bỏ phân và thêm đất tươi vào hố. Sau đó, bạn hãy đặt cây hoàn kiếm vào hố và đổ đất xung quanh cây.
Nếu cây hoàn kiếm được trồng trong khu vườn hay công viên, bạn nên tỉa cành cây để cây có dáng đẹp, hơn nữa cần thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các lá úa, hóng, tránh lan sang các tán cây khỏe.
Cây Hoàn Kiếm để bàn
Cây hoàn kiếm là một loại cây quý giá của Việt Nam. Nó không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn có ý nghĩa văn hóa và y học. Việc trồng và chăm sóc cây hoàn kiếm cũng rất đơn giản và dễ thực hiện. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về cây hoàn kiếm và có thể áp dụng những kiến thức này vào cuộc sống hàng ngày.